Nguồn Xi Lanh Điện
Nguồn xung Chất Lượng Cao, Chính Hãng 100%, Hiệu Suất Ổn Định
Nguồn xung 24V ngày càng được ứng dụng phổ biến trong các thiết bị điện tử, các thiết bị vật dụng gia đình. Dễ thấy có thể kể đến như: nồi cơm điện, bếp từ, lò vi sóng,…Nhưng có lẽ khái niệm về dòng sản phẩm này vẫn còn xa lạ với nhiều khách hàng. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sản phẩm này trong bài viết dưới đây nhé!
Nguồn xung là gì?
Nguồn xung là bộ nguồn có tác dụng biến đổi từ nguồn điện xoay chiều thành nguồn điện một chiều thông qua chế độ dao động xung, tạo bằng mạch điện tử kết hợp với một biến áp xung.
Nguồn xung ngày nay được sử dụng như là một giải pháp tối ưu để thay thế những nguồn tuyến tính cồng kềnh và tốn kém trước đây.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nguồn xung
Sau khi đã biết được khái niệm nguồn xung là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị này.
Cấu tạo
Nhìn vào bo mạch dưới đây, ta thấy rằng một bộ nguồn xung sẽ bao gồm những linh kiện cơ bản sau (một số loại nguồn xung sẽ có thêm những thành phần khác hoặc không có những linh kiện như dưới đây nhưng hầu hết là giống nhau):
Biến áp xung
Cấu tạo gồm các cuộn dây quấn trên một lõi sắt từ giống như biến áp thông thường. Chỉ khác là biến áp này sử dụng lõi ferit còn biến áp thường sử dụng lõi thép kỹ thuật điện. Nhưng với cùng một kích thước thì biến áp xung cho công suất lớn hơn biến áp thường rất nhiều lần. Ngoài ra biến áp xung hoạt động tốt ở dải tần số cao còn biến áp thường chỉ hoạt động ở dải tần số thấp.
Cầu chì
Cầu chì có tác dụng bảo vệ mạch nguồn bị ngắn mạch. Trong đó, tụ lọc sơ cấp, cuộn chống nhiễu, diode chỉnh lưu có nhiệm vụ biến đổi điện áp xoay chiều 220V thành dòng điện áp một chiều tích trữ trên tụ lọc sơ cấp, nhằm cung cấp năng lượng cho cuộn sơ cấp của máy biến áp xung.
Sò công suất
Đây là một loại linh kiện bán dẫn dùng như một công tắc chuyển mạch. Đó có thể là IC tích hợp, IGBT, transistor, mosfet có nhiệm vụ đóng cắt điện từ chân (+) của tụ lọc sơ cấp vào cuộn dây sơ cấp của biến áp xung, sau đó cho xuống mass.
Tụ lọc nguồn thứ cấp
Là linh kiện dùng để tích trữ năng lượng điện từ cuộn thứ cấp của biến áp xung để cấp cho tải tiêu thụ. Biết rằng khi cuộn sơ cấp của biến áp được cắt đóng điện liên tục bằng sò công suất thì sẽ xuất hiện từ trường biến thiên dẫn đến cuộn thứ cấp của biến áp và xuất hiện một điện áp ra. Điện áp này được chỉnh lưu qua một số diode rồi đưa đến tụ lọc thứ cấp để san phẳng điện áp.
IC quang và IC TL431
2 loại này có nhiệm vụ tạo ra một điện áp cố định để khống chế điện áp ra bên thứ cấp ổn định theo như mong muốn. Chúng sẽ làm nhiệm vụ khống chế dao động cắt đóng điện vào cuộn sơ cấp của biến áp xung sao cho điện áp ra bên thứ cấp đạt như yêu cầu.
Xem thêm: Xi lanh điện
Nguyên lý nguồn xung 24V
Đầu tiên điện áp đầu vào từ 80V – 220V xoay chiều qua các cuộn lọc nhiễu rồi vào diode chỉnh lưu thành dòng điện một chiều khoảng gần 130V – 300V trên tụ lọc nguồn sơ cấp. Tụ lọc nguồn sơ cấp sẽ làm nhiệm vụ tích năng lượng điện một chiều giúp cho cuộn dây sơ cấp biến áp xung hoạt động. Các tụ lọc sơ cấp thường thấy là 220uF-400V, 4,7uF – 400V, 10uF-400V, 10uF-200V,…
Cuộn dây sơ cấp được cấp điện theo xung cao tần thông qua khối chuyển mạch bán dẫn là các linh kiện như mosfet, transistor, mosfet hay IGBT. Các mạch dao động tạo xung thường gặp như Sg3525, Viper22, hx202, Viper12, Tl494,…
Bên cạnh cuộn thứ cấp của biến áp xung sẽ có những mạch chỉnh lưu cho ra dòng điện một chiều, cấp điện cho tải tiêu thụ. Điện áp thứ cấp này sẽ được duy trì ở mức điện áp nhất định như 9V, 12V, 3.3V, 5V, 15V, 18V, 24V nhờ mạch ổn áp.
Cùng lúc đó, mạch hồi tiếp sẽ lấy tín hiệu điện áp ra để đưa vào bộ tạo xung dao động. Điều này nhằm khống chế sao cho tần số dao động ổn định với điện áp ra mong muốn. Các IC ổn áp thường dùng là 7812, 7818, 7805, 7809. IC hồi tiếp là optocoupler PC817 còn IC ghim áp đưa vào mạch hồi tiếp là IC 431.
Xem thêm: Báo giá motor cánh tay đòn
Một số loại nguồn xung 24V
Trên thị trường hiện nay có nhiều nguồn xung 24V với các mức đầu ra khác nhau, có thể kể đến như:
Buck Converter
Đây là loại thông dụng nhất trong các loại nguồn xung trên thị trường. Người ta sử dụng nó cho các mạch với đầu vào DC lớn (24V – 48V), đầu ra 9V, 5V, 15V, 12V,… với mức hao phí điện năng rất thấp.
Boost Converter
Mạch Boost Converter cho điện áp đầu ra cao hơn đầu vào (cùng dấu).
Buck – boost (inverting )
Mạch Buck Boost (inverting ) tạo điện áp trái dấu, với đầu vào DC (mang dấu âm hoặc dương). Điện áp đầu ra trái dấu với điện áp đầu vào và có trị tuyệt đối có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn điện áp đầu vào.
Nguồn Flyback
Flyback là một loại nguồn linh hoạt nhất trong các loại nguồn xung thông dụng. Cho phép thiết kế một hoặc nhiều đầu ra ở các mức điện áp khác nhau kể cả đầu ra là điện áp âm. Mạch flyback được ứng dụng nhiều trong hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời, gió,… khi một đầu vào yêu cầu cho nhiều mức điện áp đầu ra, thường là 38V, +5V, +12V, -12V,…
Xem thêm: motor cổng lùa
Lời kết
Việc hiểu rõ nguồn xung 24V là gì cũng như hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó sẽ giúp bạn hiểu rõ về các thiết bị điện tử của mình hơn. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã đem lại cho bạn đọc thông tin hữu ích, để trong trường hợp thiết bị hư hỏng bạn cũng có thể chọn mua một nguồn xung thích hợp và thay thế dễ dàng.
Thông tin liên hệ:
TRUNG HẢI IOT
- Địa chỉ: Số 115 Láng Trung, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Hotline: 098.119.5359 – 098.115.5359
- Email: thanhtrung.thiot@gmail.com
- Website: https://trunghaiiot.com/